Tại Mỹ, các loại trà thảo mộc không cần phải chứng minh về tính hiệu quả, nhưng cần đáp ứng về các yêu cầu an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng như các loại thực phẩn khác. Trà thảo mộc mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, giảm lo âu, mất ngủ,… Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận khi chọn loại trà thảo mộc, thời gian và liều dùng, vì một số có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng với hàm lượng quá nhiều.
Trà thảo mộc là gì?
Các loại trà đen, trà xanh, trắng, ô long đều có nguồn gốc từ cây chè. Trong khi đó, trà thảo mộc có nguồn gốc từ các loại hoa, lá hoặc gia vị khác nhau và hầu hết không chứa caffeine. Các nguyên liệu dưới dạng tươi hoặc phơi khô, pha với nước nóng hay đun sôi lấy nước uống.
Uống trà thảo mộc có tác dụng gì?
Mỗi loại trà thảo mộc có những hoạt chất riêng, do đó mà tác dụng của mỗi loại trà mang lại cho cơ thể cũng khác nhau. Theo Ts.Bs Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, các kết luận trong 20 nghiên cứu thử nghiệm và 297 tài liệu khoa học trong những năm gần đây đã cho thấy rõ vai trò của trà thảo mộc trong tăng cường sức khoẻ.
Tác dụng chống oxy hóa: Do có chứa các chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng thu nhặt các gốc tự do, kích thích hoạt động của các enzym chống oxy hóa và làm giảm tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra. Các chất chống oxy hóa mạnh chủ yếu là các polyphenols, các axit hữu cơ có trong các loại thảo mộc như Kim Ngân Hoa, Cúc Hoa, Hạ Khô Thảo. Các chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc và tử vong vì các bệnh lý tim mạch, như xơ vữa động mạch, suy tim; giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định, làm chậm sự phát triển của các khối u; giúp hạn chế sự lão hóa, do vậy có thể khiến da căng mịn, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lão hóa, ví dụ như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh.
Tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống nấm: ức chế được các loại vi khuẩn gram âm và gram dương, một số loại nấm và virus, trong đó có các loại vi khuẩn, nấm, virus thường gặp như tụ cầu vàng, E.coli, nấm Candida, virus cúm, virus viêm não Nhật Bản….Kim Ngân Hoa đặc biệt có tác dụng chống khuẩn mạnh. Ngoài ra, Cúc hoa, Đản hoa cũng có tác dụng chống khuẩn, chống virus và chống nấm. Những loại thảo mộc này có tác dụng diệt khuẩn theo 2 cơ chế khác nhau: hoặc có tính diệt khuẩn, hoặc hỗ trợ quá trình miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Dự phòng bệnh tiểu đường và các biến chứng của tiểu đường: ức chế các chất gây giảm sản xuất và tiết insulin liên quan đến tổng hợp glucose; hỗ trợ giảm đường huyết và mỡ máu.
Bảo vệ gan, thanh nhiệt – giải độc và làm giảm các dấu hiệu sinh hóa trong gan, những chất này có trong các loại thảo mộc như Kim Ngân Hoa, Hạ Khô Thảo và Tiên Thảo.
Tác động lên quá trình chuyển hóa: tăng chuyển hóa chất béo, giảm mỡ, có khả năng hỗ trợ giảm cân, giảm ho và đau họng…
Ngoài ra, trà thảo mộc có tác dụng hạ sốt, an thần, giảm căng thẳng, dự phòng các bệnh lý thoái hóa thần kinh như Alzheimer.
Uống trà thảo mộc có tốt không?
- Cây hoa chuông (comfrey), có chứa alkaloids có thể gây hại cho gan và không được khuyến khích sử dụng trong thời kỳ mang thai hoặc khi sử dụng thuốc.
- Hoa thúy điệp (lobelia) được sử dụng trong y học cổ truyền để cai thuốc lá, có chứa alkaloids, có thể gây buồn nôn, nôn mửa hoặc chóng mặt ở liều cao.
Các loại trà thảo mộc cũng có thể có những tác dụng khác nhau ở mỗi người, và điều này càng thêm phức tạp bởi vấn đề xác định sai có thể xảy ra. Ví dụ, cây mao địa hoàng (foxglove) có thể bị nhầm với loài hoa chuông lành tính hơn nhiều (nhưng vẫn tương đối độc với gan). Cần chú ý không sử dụng bất kỳ loại cây có độc nào.
Trái cây hoặc trà có hương vị trái cây thường có tính axit và do đó có thể góp phần làm mòn men răng.
Nhìn chung, trà thảo mộc có nhiều lợi ích nổi bật đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại trà thảo mộc, thời gian và liều dùng, vì một số có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng với hàm lượng quá nhiều.
>>> Xem thêm: Cảnh giác khi ăn yến sào theo những cách này