Người cao huyết áp cần lưu ý điều này khi uống nước

nuoc-uong-cho-nguoi-cao-huyet-ap

Cao huyết áp gây ra nhiều biến chứng, đe dọa sức khỏe và lấy đi sự sống của nhiều người. Không ít người phải chịu đựng những cơn đau vì nó. Tuy nhiên, họ quên rằng có những phương pháp làm giảm triệu chứng của bệnh, uống nước đúng cách là một trong số đó

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp được hiểu là áp lực máu tác động lên thành mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô bên trong cơ thể. Huyết áp thông thường có hai chỉ số là : huyết áp tối đa (90-139 mmHg) và huyết áp tối thiểu (60-89 mmHg).

cao-huyet-ap

Huyết áp cao xảy ra khi áp suất trong động mạch cao hơn mức bình thường. Huyết áp cao thường bằng hoặc lớn hơn 140/90mmHg. Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp khó xác định chính xác. Tương tự, phương pháp điều trị dứt điểm bệnh hầu như không có. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát được với nhiều cách thức khác nhau, uống nước là một ví dụ.

Mối liên hệ giữa bệnh cao huyết áp và nước uống

Trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Circulation năm 2000, các chuyên gia đã chứng minh được những lợi ích vượt trội của nước uống trong việc làm giảm huyết áp. Không dừng lại ở đó, uống đúng và đủ nước mỗi ngày là cách chúng ta giải độc, thanh lọc cơ thể hiệu quả.

Mạch máu giống như một ống dẫn nước, khi máu có độ đậm đặc cao thì khả năng tắc nghẽn lớn. Để ngăn ngừa điều tồi tệ đó, chúng ta phải bổ sung nước đúng cách để điều chỉnh huyết áp.

Vậy người bị cao huyết áp nên uống nước thế nào để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm từ bệnh lý này gây ra?

Nguyên tắc uống nước cho người cao huyết áp

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước có vô vàn những lợi ích đối với cơ thể. Bệnh nhân bị cao huyết áp nên quan tâm nhiều tới chế độ nước uống của mình. Như đã nói ở trên, uống đủ nước là cách ngăn ngừa việc làm đông máu cũng như việc làm giảm độ nhớt trong máu.

uong-nuoc-o-nguoi-cao-tuoi

Tuy nhiên, uống đủ không đồng nghĩa với việc uống càng nhiều càng tốt. Bệnh nhân bị huyết áp không nên uống nhiều nước vì nó ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ muối, làm tăng nồng độ natri. Từ đó, chúng tạo thêm áp lực cho những cơ quan khác trên cơ thể như gan, thận và tim mạch.

Chọn nước có nhiệt độ phù hợp

Nước quá nóng hay quá lạnh là hung thủ làm cho bệnh cao huyết áp thêm trầm trọng hơn. Để lý giải cho điều đó, chúng tôi nói đơn giản thế này.

Nước quá nóng đi vào cơ thể sẽ gây ra những tổn thương cho niêm mạc và những cơ quan khác. Nước nóng làm tăng quá trình tuần hoàn máu và làm cơ tim phải hoạt động nhiều hơn. Kéo dài tình trạng đó, tuổi thọ của các bộ phận bên trong cơ thể có thể bị đe dọa và sinh ra những biến chứng nguy hiểm khác.

nhiet-do-nuoc

Đối với nước quá lạnh, mức độ gây hại của nó tới cơ thể cũng lớn. Nước lạnh sẽ khiến mạch máu co lại tạo phản xạ cho tim và các mạch máu. Quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng bị ảnh hưởng khả năng lớn tim và não bộ xảy ra tình trạng thiếu máu. Và bạn biết rồi, thiếu máu lên não là nguyên nhân chính gây ra những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm như tai biến, đột quỵ…

Kết hợp nước tinh khiết, nước khoáng

Chỉ uống nước lọc không thôi thì chưa đủ. Bệnh nhân cao huyết áp lên bổ sung thêm khoáng chất cho cơ thể thông qua đường uống. Nước khoáng Lavie, nước tinh khiết Lavie Viva là những ứng cử viên sáng giá cho việc bổ sung nước và khoáng chất cho cơ thể.

Lưu ý thời gian uống nước

thoi-gian-uong-nuoc

Ngoài việc uống đủ nước mỗi ngày, người cao huyết áp nên lưu ý một số thời điểm uống nước quan trọng. Trước giờ ngủ 30 phút, bạn nên uống một chút nước để hạn chế quá trình mất nước vì cả đêm dài không được bổ sung. Thời điểm quan trọng nữa là 9h-10h sáng. Thường thì khoảng thời gian này huyết áp chúng ta thường tăng cao hơn các thời gian khắc. Tốt nhất, hãy uống khoảng 350ml nước sau khi ngủ dậy để làm loãng máu cũng như thanh lọc, giải độc cơ thể.

Kết luận

Cao huyết áp luôn là mối đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Uống nước đúng cách là một cách để bạn làm giảm những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, việc “thần thánh” lợi ích của nước uống cũng không nên. Ngoài sinh hoạt, ăn uống khoa học, bệnh nhân nên được thăm khám định kỳ để nhận được những tư vấn bổ ích từ bác sĩ hay chuyên gia.

>>> Xem thêm: Ngày hè nóng nực cần uống gì?

Chia sẻ