Nước ngọt có ga là gì?
Wikipedia định nghĩa, nước ngọt có ga là một loại thức uống thường chứa carbon đioxide bão hòa, chất làm ngọt và thường có thêm hương liệu. Chất làm ngọt có thể là đường, siro bắp high-fructose, nước ép trái cây, chất làm ngọt thay thế thường thấy trong các loại không đường hoặc kết hợp các loại trên. Nước có gas là loại nước đã được truyền khí carbon dioxide dưới áp lực.
Theo các chuyên gia, nước ngọt có gas chứa các acid như malic, tartaric, citric, phosphoric, chất đường và nhiều thành phần khác. Chúng là những tác nhân hủy hoại men răng, tác động không tốt đến dạ dày của trẻ. Hiện nay, nhiều loại nước ngọt có gas chứa phosphoric, khi hấp thụ nhiều, cơ thể bé suy giảm chất vôi trong xương, lâu ngày sẽ gây loãng xương và nhiều mối đe dọa khác.
Trẻ em uống nước ngọt có tốt không
Giữa muôn vàn thức uống thì nước ngọt không hề nằm trong nhóm có lợi cho cơ thể trẻ. Một lượng nhỏ thì không là vấn đề, nhưng liên tục uống sẽ rất nguy hiểm. Mà trẻ em lại không biết kiên cử, từ đó nước ngọt sẽ là mối gây hại lớn mà phụ huynh cần chú ý.
Giảm dinh dưỡng cho cơ thể
Nước ngọt có ga hầu như không chứa dinh dưỡng. Các em nhỏ khi đã uống nước ngọt đóng chai hay lon sẽ vô tình khiến các em lười nạp thêm dinh dưỡng từ sữa, ngũ cốc… hay uống nước tinh khiết, nước khoáng. Việc này về lâu về dài khiến cơ thể các em không có đủ nước để đào thải chất độc, không đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Dẫn đến suy dinh dưỡng, suy nhược.
Nguy cơ loãng xương
Khi cơ thể bé hấp thụ nhiều phosphoric trong nước ngọt, lượng canxi đào thải ra ngoài sẽ tăng lên. Quá trình này gây ra tình trạng mất cân bằng canxi. Cơ thể bé sẽ không đủ canxi cho quá trình tạo xương. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra kết quả nước ngọt làm giảm mật độ xương trong cơ thể trẻ nhỏ.
Gây ra béo phì
Tuy không chứa các chất dinh dưỡng nhưng nước ngọt cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua đường. Lượng đường trong nước ngọt rất cao, uống sản sinh năng lượng mà nếu tiêu thụ không hết thì sẽ thành mỡ dưới da. Tình trạng béo phì của nhiều trẻ em cũng sinh ra từ đây.
Rối loạn tiêu hóa
Acid phosphoric trong nước ngọt có gas có thể làm vô hiệu hóa acid hydrochloric trong dạ dày, dẫn tới đầy hơi và khó tiêu. Nước ngọt còn là nguyên nhân gây nên tình trạng biến ăn ở trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ nhất định không nên để bé uống nước ngọt trước bữa ăn.
Hư hỏng răng
Những thành phần có hại như đường, citric, phosphoric là những nguyên nhân làm mòn, hủy hoại men răng của trẻ. Kết hợp với việc lượng canxi bị bị đào thải ra ngoài quá mức sẽ khiến răng bé mỏng manh và dễ tổn thương hơn. Trẻ em thường quên đánh răng sau bữa ăn, nên nguy cơ hư răng là rất cao.
Tăng nguy cơ sỏi thận
Thật khó để phát hiện bệnh tức thời trên cơ thể trẻ, nhưng về lâu dài việc bé uống nhiều nước ngọt có ga sinh ra những biểu hiện bệnh nguy hiểm. Nhiều kết quả phân tích chỉ ra rằng: canxi, kali suy giảm, sucrose tăng có thể gây ra tình trạng sỏi thận.
Giải pháp giúp trẻ từ bỏ nước ngọt có ga
Sting, Coca Cola, Pepsi là những thương hiệu nước ngọt có ga bán chạy nhất hiện nay. Không chỉ có hương vị ngon, các thương hiệu còn có nhiều cách để thu hút trẻ thông qua màu sắc, đóng gói… Khiến trẻ ưa thích và uống bất cứ khi nào. Vậy đâu là cách để trẻ bớt “nghiện” nước ngọt?
Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, để bé không phụ thuộc vào nước ngọt bố mẹ bắt buộc phải biết những điều này.
- Thứ nhất, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối trong bữa ăn của trẻ. Hãy chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cơ thể bé cần, đa dạng hóa hương vị thức ăn.
- Thứ hai, bố mẹ nên loại bỏ dần nước ngọt ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ, tốt nhất là hạn chế mua và cất giữ chúng trong nhà. Vì khi bố mẹ lơ là, con trẻ lén lút uống chúng.
- Thứ ba, giáo dục con trẻ kiến thức về nước ngọt có ga. Từ việc nhận thức những tác hại từ bố mẹ, chúng sẽ bắt chước, học theo và giảm dần việc yêu thích nước ngọt.
- Thứ tư, thay thế hoàn toàn nước ngọt có ga bằng những thức uống bổ dưỡng khác. Chẳng hạn như nước ép trái cây, nước khoáng, mẹ có thể tự tay chuẩn bị đi cả gia đình sử dụng đều đặn mỗi ngày. Mẹ cũng đừng quên nhắc nhở bé uống nước thường xuyên nha.
Những chia sẻ cuối
Thêm một khuyến cáo nữa của Hội Tim mạch Mỹ, trong một lon nước ngọt 350ml thường chứa tới 7 muỗng cà phê đường. Trong khí đó, tiêu chuẩn cho phép đối với cơ thể bé là 3 muỗng cà phê đườn. Nếu cứ duy trì việc uống nước ngọt, cơ thể bé sẽ không chịu được và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Nước ngọt nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến không chỉ trẻ nhỏ mà còn người lớn. Do đó mỗi gia đình đều nên có ý thức hạn chế sử dụng loại nước giải khát này. Không nên mua lượng lớn nước ngọt để sẵn trong nhà bởi trẻ có thể lén uống dễ dàng. Nhất là dịp Tết khi nhà nào cũng có nước ngọt, quà bánh ngọt, bạn càng nên theo dõi con sát sao.
Nguồn : https://thewaterman.vn/blogs/uong-nuoc/hau-qua-khung-khiep-tu-viec-tre-uong-nhieu-nuoc-ngot-co-ga-bo-me-chu-y-gap
>> Xem thêm: